Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Thứ trưởng: Bất động sản sắp tới sẽ bền vững


Đó là nhận định của ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ xây dựng khi trao đổi với báo chí trong cuộc làm việc với doanh nghiệp xây dựng phía Nam mới đây.
Theo ông Nam, bằng một loạt các chính sách điều tiết thị trường trong một thời gian ngắn, từ việc tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoàn thiện các luật và quy định liên quan, đến các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) giải quyết nợ xấu, tồn kho, tiếp cận vốn… 
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tiếp xúc với doanh nghiệp xây dựng phía nam
Ông Nam dự báo trong 2 năm tới thị trường BĐS Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc, phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, cộng đồng DN BĐS sẽ có đủ tiềm lực để phát triển từ những nền tảng đã có, chính sách phát triển sẽ cởi mở, thông thoáng hơn chứ không quá thận trọng như thời gian qua. Điều này được minh chứng bằng sự ra đời của hai bộ luật quan trọng vào cuối năm nay và đầu năm 2015 là Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi).
BĐS Việt Nam đã trải hơn 2 thập kỷ khó khăn như vậy thì có thể nói thị trường đang có những dấu hiệu bề vững không?
Dù trải qua thời kỳ 20 năm phát triển trong nền kinh tế đầy biến động, nhưng thị trường BĐS của chúng ta đã được định hình, phát triển theo đúng cơ chế thị trường. 
Hiện kinh doanh BĐS trong nước có quy mô chiếm khoảng 5,3% GDP, dư nợ cho vay BĐS cuối năm 2014 đạt 265 nghìn tỷ đồng (chiếm 8% tổng dư nợ), hàng loạt dự án BĐS lớn nhỏ, khu đô thị quy mô góp phần giải quyết nhà ở cho người dân.
Năm 1993, Việt Nam đánh dấu sự có mặt của thị trường BĐS, đến nay sau 20 năm thị trường này vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, phát triển thiếu lành mạnh, không ổn định. Sự phát triển của thị trường không gắn với kế hoạch dẫn đến cung vượt quá cầu. Các địa phương cấp phép đầu tư quá nhiều dự án khu đô thị mới, các dự án phát triển nhà ở mà không căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu của thị trường.
Trước những khó khăn trên của thị trường BĐS Việt Nam, chúng ta đã giải quyết được tới đâu, thưa Thứ trưởng?
Chính phủ đã kịp thời thực hiện một loạt nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn của thị trường BĐS, sau thời gian đóng băng đến nay thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc. 
Cụ thể, giá nhà đã chững lại, nhiều phần khúc thị trường không còn tăng mạnh hoặc bị thả nổi, gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cũng đang được khơi thông để người dân và DN tiếp cận nhanh chóng, nhiều chính sách cũng đang được xem xét để phát triển nhiều kênh tài chính hơn cho thị trường. 
Bộ Xây dựng cũng vừa trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển thị trường BĐS đến năm 2020, với 9 nội dung trọng tâm, kỳ vọng rằng thị trường của chúng ta giai đoạn tới sẽ phát triển bền vững.
Với các chính sách mới đây, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngại rằng DN BĐS vẫn còn quá khó khăn, vậy theo ông thì chúng ta phải làm gì để giúp DN vượt khó?
Tôi thấy việc đầu năm 2013, khi Chính phủ đưa ra Nghị quyết riêng về việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS thì tôi thấy đến nay đã mang lại nhiều kết quả. 
Trong đó việc lãi suất vay ngân hàng ngày một giảm, có nhiều kênh xử lý nợ xấu, người mua nhà được dễ dàng tiếp cận các gói tín dụng để mua nhà. Hệ thống luật pháp cũng được hoàn thiện theo hướng minh bạch, cởi mở với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS. 
Nhiều dự án bị đình trệ trước đây nay đã được thi công trở lại, thu hút một lượng lớn khách mua nhà. Như vậy có thể thấy rằng các chủ đầu tư từng bước tái cơ cấu các sản phẩm BĐS phù hợp với khả năng của người mua nhà. 
Đặc biệt, khách hàng là người nước ngoài có thể mua dự án và nhà ở tại Việt Nam ngày càng nhiều... đã tạo sự hứng khởi cho thị trường.
Hơn thế nữa, theo những số liệu mà Bộ xây dựng thống kê từ năm 1999-2009, quỹ nhà ở toàn quốc đã tăng gấp 2 lần (từ 709 triệu m2 năm 1999 lên 1.433 triệu m2 năm 2009). Đến năm 2013, quỹ nhà ở toàn quốc đã đạt 1.768 triệu m2; bình quân mỗi năm tăng khoảng 80 triệu m2 và dự kiến năm 2014 đạt 1.859 triệu m2. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc cũng tăng hơn 2 lần, từ 9,7m2/người năm 1999 lên 19,6m2/người năm 2013. 
Các chương trình nhà ở xã hội đang được triển khai mạnh mẽ với 98 dự án, trong đó có 35 dự án dành cho người thu nhập thấp ở đô thị với gần 19.000 căn hộ. Hiện các địa phương đang triển khai tiếp 129 dự án nhà ở xã hội, cung cấp khoảng 82.500 căn hộ.
Tính đến hiện tại cả nước có 427 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 51 tỉ USD, đứng thứ 2 sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản chiếm 21% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trong giai đoạn vừa qua, các DN kinh doanh BĐS chủ yếu tập trung vào thị trường BĐS cao cấp, đắt tiền. Hầu hết các dự án đều xây dựng các chung cư cao cấp, biệt thự, nhà vườn với giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên. Nhu cầu mua bán, giao dịch nhà ở có mức giá dưới 1 tỷ đồng gần như không được đáp ứng. Trong giai đoạn thị trường trầm lắng, các DN đang tự điều chỉnh, chuyển hướng đầu tư vào các loại nhà ở quy mô nhỏ, giá trị thấp từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng. Đây là nhu cầu có khả năng thanh toán cao và tiềm năng còn rất lớn. 
Từ những con số trên, cộng với các giải pháp kích cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, thị trường BĐS sẽ có đầu ra tương đối ổn định đối với các loại sản phẩm nhà ở giá thấp. Bộ Xây dựng đang rà soát lại các dự án, trên cơ sở đó đề xuất việc bơm tiền cho các dự án gần hoàn thiện nhưng thiếu vốn để tăng lượng hàng hóa bán ra, tạo tính thanh khoản cho thị trường.
Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi và Luật nhà ở sửa đổi với nhiều nội dung mở, thông thoáng hơn, trong đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài được tham gia đầu tư kinh doanh BĐS cũng như được thuê nhà, thuê đất. 
Theo nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi tìm hiểu để đầu từ vào thị trường BĐS Việt Nam vẫn kêu ca là quy trình để có thể có quyền sử dụng đất tại Việt Nam quá khó khan,ông có thể nói gì về điều này?
Theo tôi thấy, khung pháp lý của thị trường BĐS mặc dù từng bước được hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi nhưng vấn còn nhiều vấn đề bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Trong đó có những cơ chế chính sách quan trọng, như chính sách huy động nguồn tài chính dài hạn để phát triển thị trường BĐS, chính sách về thuế giao dịch, thuế tài sản... cần sớm được nghiên cứu ban hành nhằm tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh và ổn định, khắc phục tình trạng nhiêu khê trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai để DN dễ thở hơn, thu hút tốt hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường...
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam dự báo là trong 2 năm tới thị trường BĐS Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc, phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.
Đây là vấn đề mà chúng ta không thể kỳ vọng vào ngày một ngày hai có thể giải quyết được. Tình hình này xảy ra đã lâu, đã kéo dài triền mien, mà cũng tương đối trầm trọng, không chỉ đối với DN nước ngoài mà còn với tất cả DN trong nước. Trong lĩnh vực BĐS, thủ tục hành chính đã và đang làm mất cơ hội kinh doanh của DN, làm tăng chi phí kinh doanh, làm nản lòng các nhà đầu tư… Như tôi đã nói, cơ chế chính sách đang được điều chỉnh theo hướng gọn hơn, cởi mở hơn.
Tuy nhiên, cái việc thực thi mới là quan trọng! Chính phủ thì cải cách nhưng chính quyền địa phương lại tự ý đặt ra những quy định nằm ngoài quy định chung. “Vua thì ở xa, ban nha thì ở gần” là câu nói mà mọi DN BĐS đều thuộc khi nói về thực trạng này. Nói thế không phải là chúng ta chấp nhận, chịu thua tình hình này, mà từ Trung ương đến địa phương đang rất quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho DN. 
Sắp tới, chúng tôi sẽ tăng cường các bước là tiền kiểm, kiểm soát trước đầu tư. Ở đây, có hai lĩnh vực cần phải được thực hiện, một là sẽ có quy định gọi là kiểm tra qua tiết kiệm trong đầu tư các loại hình dự án, hai là siết chặt hơn việc cấp giấy phép xây dựng. 
Trân trọng cảm ơn ông!
muabannhadat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét