---------------------------------------------------
Video 1: Tư duy triển khai bất động sản hiệu quả:
https://www.youtube.com/watch?v=D3c8hC8IsFw
Video 2: Một ngày môi giới nên làm gì ?
https://www.youtube.com/watch?v=_zKWj2KLGmM
Video 3: Ba lưu ý khi chạy quảng cáo Google Adword.
https://www.youtube.com/watch?v=uniRP2cadH0
Video 4: Bí quyết SEO bất động sản lên TOP google.
https://www.youtube.com/watch?v=b1FO0xjHjvY
Video 5: Cách sử dụng SMS marketing.
https://www.youtube.com/watch?v=h10QKjiZW1M
Video 6: 4 quy luật đăng ký tên miền
https://www.youtube.com/watch?v=WyBlYh7QMiQ
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015
5 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT
- Phương pháp so sánh/ so sánh trực tiếp
- Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa)
- Phương pháp chi phí ( phương pháp giá thành)
- Phương pháp lợi nhuận ( hay phương pháp hạch toán)
- Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)
1/ Phương pháp so sánh/ so sánh trực tiếp:
Phương pháp này dựa trên cơ sở giá đã được bán trên thị trường của các BĐS có nhiều đặc điểm tương đối giống so với BĐS thuộc đối tượng xem xét, để ước tính giá trị thực của BĐS đó, đây là phương pháp sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.
2/ Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa):
Phương pháp này dựa trên cơ sở thu nhập ròng trung bình hàng năm trong tương lai từ một BĐS, tương ứng với một tỷ lệ (%) thu hồi vốn nhất định đối với BĐS đó (còn gọi là tỷ lệ vốn hóa) để tính ra giá trị của BĐS đó. Mặt hạn chế của phương pháp này là các tham số để tính toán giá trị BĐS đòi hỏi độ chính xác cao, trong khi việc xác định chúng lại phải tiến hành trong điều kiện dự kiến trước, vì vậy độ chính xác của kết quả tính toán thường bị hạn chế, có thể khắc phục bằng cách sử dụng các phương pháp định giá khác để kiểm tra, trong trường hợp kết quả kiểm tra có sự chênh lệch lớn thì phải áp dụng các phương pháp khác để tính toán.
3/ Phương pháp chi phí ( phương pháp giá thành):
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng để định giá những BĐS không có hoặc rất ít khi xảy ra việc mua bán chúng trên thị trường BĐS (nhà thờ, trường học, bệnh viện, công sở…) Dựa trên nguyên tắc thay thế, phương pháp giá thành cho phép giả định rằng, giá trị của một tài sản hiện có, có thể đo bằng chi phí làm ra một tài sản tương tự có vai trò như là một vật thay thế, nghĩa là giá trị của khu đất thay thế cộng với chi phí xây dựng hiện hành.
4/ Phương pháp lợi nhuận (hay phương pháp hạch toán):
Phương pháp này được sử dụng để xác định giá của các tài sản đặc biệt như rạp chiếu phim, khách sạn và những tài sản khác mà giá trị của nó chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời từ tài sản đó, mặt hạn chế của phương pháp này là chỉ áp dụng để xác định giá trị cho những BĐS mà hoạt động của nó có tạo ra lợi nhuận.
5/ Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định):
Phương pháp này thường được áp dụng để tính toán giá trị của những BĐS không phải theo hiện trạng sử dụng mà căn cứ vào mục đích sẽ được sử dụng chúng trong tương lai, theo quy hoạch sẽ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực chất phương pháp thặng dư là một dạng của phương pháp giá thành, chúng thực hiện theo nguyên tắc: Giá trị đất đai được xác định trên cơ sở giá trị còn lại sau khi lấy giá trị công trình BĐS trừ đi tổng số chi phí và lợi nhuận.
Blog sẽ cập nhật một số ví dụ cụ thể trong những bài viết tới để bạn đọc tham khảo.
Blog sẽ cập nhật một số ví dụ cụ thể trong những bài viết tới để bạn đọc tham khảo.
N: http://www.phancongchanh.com/2015/08/5-phuong-phap-dinh-gia-bat-dong-san.html
CHIÊU LỪA THẾ CHẤP NHÀ QUÁ TINH VI
Thứ Hai, ngày 09 tháng 11 năm 2015
Đã mang bản chính giấy hồng hỏi cơ quan chức năng, tìm đến tận nơi
xem nhà rồi mới ký hợp đồng mua bán có công chứng nhưng
người cho vay vẫn bị lừa.
--------------------------------------------------------------------
Tháng 10-2012, một người môi giới nhà đất đã dẫn hai người lạ mặt tới gặp ông Nguyễn Tuấn Anh (ngụ quận 10, TP.HCM). Hai người này xưng là vợ chồng, tên là BNL và TTG, là chủ căn nhà 214A Nguyễn Trãi (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1). Họ đặt vấn đề vay ông Tuấn Anh 5 tỉ đồng với lãi suất 4%/tháng trong thời hạn ba tháng, thế chấp bằng căn nhà trên và sẵn sàng làm hợp đồng mua bán nhà (giả cách) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Họ cũng đưa bản chính giấy hồng căn nhà cho ông Tuấn Anh xem.
Mất trắng tiền tỉ
Sau đó ông Tuấn Anh mượn bản chính giấy hồng căn nhà đến các cơ quan chức năng xác minh thật, giả và tình trạng pháp lý của căn nhà thì được biết đây là giấy hồng thật, căn nhà không bị tranh chấp gì.
Cẩn thận hơn, ông Tuấn Anh đã đi cùng người phụ nữ muốn vay tiền trực tiếp đến nhà xem thì gặp hai cô gái đang ở trong căn nhà đó, tự xưng tên là Nhung và Ni, nói đang thuê nhà để buôn bán. Ông Tuấn Anh hỏi “ai là chủ nhà” thì Nhung chỉ vào người phụ nữ muốn vay tiền của ông Tuấn Anh nói đó chính là bà chủ nhà. Cũng tại đây, Nhung và Ni còn ký với ông Tuấn Anh một hợp đồng thuê nhà tiếp.
Yên tâm, ngày 20-10-2012, ông Tuấn Anh đã cùng “vợ chồng” người vay tiền ra phòng công chứng làm hợp đồng mua bán nhà (giả cách). Tại đây, ông Tuấn Anh càng thêm tin tưởng khi ngoài bản chính giấy hồng căn nhà, toàn bộ giấy tờ liên quan khác như giấy kết hôn, sổ hộ khẩu, CMND của “vợ chồng” người vay tiền đều là bản chính. Sau khi ký hợp đồng mua bán nhà có công chứng, ông Tuấn Anh đã giao cho “vợ chồng” người vay tiền 4,2 tỉ đồng (giữ lại 800 triệu đồng tiền lãi cộng chi phí cho những người môi giới).
Quá ba tháng theo thỏa thuận, phía vay tiền không trả nợ. Ông Tuấn Anh bèn đi làm thủ tục sang tên, đăng bộ nhà thì tá hỏa khi nhận được thông báo: Căn nhà này đã được cấp giấy hồng mới vì chủ nhà cũ đã có cớ mất và xin cấp lại.
Căn nhà 214A Nguyễn Trãi mà ông Tuấn Anh bị lừa thế chấp và mất hơn 4,2 tỉ đồng. Ảnh: L.TRINH
Giấy hồng thật, nhà thật nhưng có cả “êkíp” lừa
Ông Tuấn Anh làm đơn tố cáo đến Công an TP.HCM. CQĐT vào cuộc, phát hiện hai người đứng ra giao dịch vay tiền với ông Tuấn Anh không phải là vợ chồng ông L. - chủ nhà thật - mà tên là Nguyễn Kim Hoàng và Lê Thị Hồng Hạnh. Hai người này đã đóng giả vợ chồng ông L.
CQĐT đã bắt được Hoàng (Hạnh bỏ trốn). Tại CQĐT, Hoàng khai được một phụ nữ tên H. thuê với giá 50 triệu đồng để đóng giả làm ông L. Bà H. yêu cầu Hoàng đưa giấy CMND để bà này đi làm thêm một giấy CMND giả mang tên ông L. (dán ảnh Hoàng) nhằm qua mặt công chứng viên. Hoàng còn khai bà H. và ông L. có quan hệ họ hàng, chính hai người này là chủ mưu vụ lừa ông Tuấn Anh. Sau khi tìm được người đóng giả ông L., nhóm này đã đi tìm “con mồi” là những người cho vay tiền lấy lãi.
Theo ông Tuấn Anh, sau khi ông tố cáo sự việc, hai cô gái tự xưng tên là Nhung và Ni mà ông gặp lúc đến xem nhà đã biến mất. Đến làm việc tại CQĐT là hai cô gái lạ mặt khác tên Nhung và Ni (thật). Họ khai rằng chưa từng nhìn thấy ai đến coi nhà. Họ còn nói có thuê hai người giúp việc, nay đã nghỉ làm, không rõ tung tích, địa chỉ, quê quán ở đâu. Ông L. cũng xuất hiện và khai rằng mình vô can. Trước đó, ông làm mất túi xách, trong đó có giấy hồng căn nhà nên đã xin UBND quận 1 cấp lại.
CQĐT sau đó đã khởi tố, bắt tạm giam Hoàng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn đối với bà H., CQĐT cho rằng do bà này không có mặt ở nơi cư trú, lời khai của Hoàng chỉ là một phía nên không đủ căn cứ để khởi tố.
Tòa trả hồ sơ để tránh bỏ lọt người phạm tội
Tháng 9-2015, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án nhưng hoãn xử, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung để tránh bỏ lọt người phạm tội.
Cụ thể, tòa chỉ ra nhiều điểm bất nhất trong lời khai của ông L.: Trong đơn cớ mất giấy tờ viết ngày 24-10-2012 (bốn ngày sau khi ông Tuấn Anh cho vay tiền - NV), ông L. ghi ngày bị mất giấy tờ là 15-10-2012. Tuy nhiên, đơn xin niêm yết việc mất giấy tờ lại được ông L. làm từ ngày 5-10 (chưa bị mất giấy đã làm đơn xin niêm yết việc mất - NV). Tại một bản khai khác, ông L. lại khai ngày mất giấy là 15-9-2012.
Tại tòa, bị cáo Hoàng khai bà H. dặn Hoàng cứ dẫn người vào xem nhà thoải mái vì chủ nhà đã nói với những người thuê nhà xem Hoàng và Hạnh là vợ chồng chủ nhà. Từ đó Hoàng đã thoải mái dẫn ông Tuấn Anh vào xem nhà mà không bị ai cản trở. Tòa đề nghị cho nhận dạng Ni và làm rõ vai trò của Nhung (hai cô gái thuê nhà).
Người trực tiếp môi giới thế chấp căn nhà cho ông Tuấn Anh khai một người môi giới khác đã giới thiệu, cho địa chỉ nhà 214A Nguyễn Trãi cho mình. Người môi giới khác này khai có cho ông L. vay 300 triệu đồng. Vì vậy tòa đã đề nghị phải làm rõ mối quan hệ giữa ông này với ông L.
“Tôi rất xót xa, áy náy”
Để tìm hiểu rõ hơn vụ việc, chúng tôi đã gọi điện thoại cho ông L. đề nghị được gặp trực tiếp. Tuy nhiên, ông này cáo bận từ chối và yêu cầu chúng tôi liên hệ với CQĐT.
Trao đổi với chúng tôi, công chứng viên HTKT (người đã công chứng hợp đồng mua bán nhà) buồn bã cho biết: “Thủ đoạn của nhóm lừa đảo này quả thật rất tinh vi và chuyên nghiệp. Khi họ đến yêu cầu công chứng, tôi thấy toàn bộ giấy tờ mang theo đều là bản chính. Khi biết được thông tin có sự lừa đảo, với tư cách là người công chứng hợp đồng mua bán nhà, tôi đã mất ăn mất ngủ và thật sự rất xấu hổ khi gặp lại ông Tuấn Anh. Thiệt hại của ông Tuấn Anh quá lớn. Biết được số tiền bị lừa là ông ấy đã rủ bạn bè góp vào, tôi lại càng thêm xót xa, áy náy!”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi vụ án có diễn tiến mới.
Thêm một nạn nhân khác
Liên quan đến căn nhà 214A Nguyễn Trãi, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM còn nhận được đơn tố cáo của ông Nguyễn Ngọc Minh Tâm. Cũng với thủ đoạn tương tự, một nhóm “giả mạo chủ nhà và người thuê nhà” khác đã lừa đảo chiếm đoạt của ông Tâm 100 triệu đồng. Tuy nhiên, khác với vụ án trên, giấy hồng mà ông Tâm cung cấp cho CQĐT đem đi giám định là giấy giả. Vì chưa xác định được cụ thể những kẻ phạm tội nên CQĐT đã tách vụ án của ông Tâm ra để điều tra, xử lý riêng.
|
Theo LỆ TRINH - Báo Pháp Luat
http://www.phancongchanh.com/2015/11/chieu-lua-the-chap-nha-qua-tinh-vi.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)